logo

Xử lý nước thải cao su

Xử lý nước thải ngành chê biến cao su

  1. Tính chất của nước thải cao su

Nước thải cao su co pH thấp do có sử dụng acid cho quá trình đông tụ, hàm lượng N-NH3 cao do dung trong quá trình kháng đông, lượng protein hòa tan. Đặc trưng của nước thải là nước thải có chứa nhiều hạt cao su nhỏ, không đống thành mảng, ở dạng huyền phù hơp.
xu ly nuoc thai cao su
Vậy nước thải cao su chứa BOD, COD, Nitơ cao nên xử lý nước thải cao su thuộc dạng xử lý nước thải khó nhất

  1. Tổng quan về nước thải chế biến cao su

Nguồn gốc nước thải:

Trong quá trình chế biến mủ cao su thì nước thải được phát sinh từ các quá trình sản xuất như sau:

Dây chuyền chế biến mủ ly tâm: nước thải phát sinh từ các khâu rửa máy móc, thiết bị, và vệ sinh nhà xưởng.

Dây chuyền chế biến mủ đông: phát sinh từ quá trình đánh đông, khâu cán băm, cán tạo tờ,….

Dây chuyền chế biến mủ tạp: đây là khâu tiêu tốn nhiều nước nhất trong các khâu sản xuất mủ cao su.

  1. Công nghệ xử lý nước thải cao su

xu ly nuoc thai cao su

Các giai đoạn xử lý nước thải cao su như sau:

  1. Bể thu nước thải.

Nước thải sản xuất được gom về mương thu gom. Sau khi tách rác và mủ khối có kích thước lớn, nước thải được bơm qua bể chứa sau đó nước thải được bơm lên bể keo tụ.

  1. Bể keo tụ.

Ở đây mủ được châm vào với liều lượng nhất định. Trong bể hệ thống cánh khuấy với tốc độ cao để hòa trộn nhanh đều hóa chất nước thải đầu vào. Nước chảy từ bể keo tụ sang bể tách mủ, mủ được tập trung ở đáy bể, nước trong chảy qua bể điều hòa.

  1. Bể điều hòa.

Chức năng điểu hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Bể còn có chức năng hỗ trợ các công trình xử lý kị khí và xử lý nitơ.

  1. Bể phản ứng.

Nước thải từ bể điều hòa bơm lên bể phản ứng. Hóa chất keo tụ và hóa chất hiệu chỉnh môi trường được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng máy pH. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ và hóa chất hiệu chỉnh môi trường được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải.

Tại bể này hóa chất được đưa vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất và hệ thống cánh khuấy tốc độ chậm, các bông cặn sẽ chuyển động, va chạm, kết dính và hình thành nên các bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần so với các bông cặn ban đầu.

Bùn được giữ lại ở đáy bể và được đưa qua bể chứa bùn, nước sau xử lý tự chảy qua bể UASB.

  1. Bể UASB.

Nước thải từ bể phản ứng chảy sang bể UASB đây là công trình xử lý sinh học kị khí. Nước thải có nồng độ ô nhiễm cao sẽ tiếp xúc với lớp bùn kị khí và toàn bộ các quá trình sinh hóa sẽ diễn ra trong lớp bùn này, bao gồm quá trình thủy phân, acid hóa, acetate hóa và tạo thành khí methane, và các sản phẩm cuối cùng khác.

  1. Bể aerotank.

Nước thải từ bể UASB chảy sang bể aerotank, đây là bể bùn hoạt tính hiếu khí kết hợp khử nitơ.

Nồng độ bùn hoạt tính dao động từ 1000-5000 mgMLSS/l. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hưu cơ và hiệu suất của bể ngày càng cao. Oxy được cung cấp bằng các máy thổi khí và các hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao.

  1. Bể lắng lamella

Nước từ bể aerotank được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lamella. Hiệu suất được tăng cường đáng kể do sử dụng hệ thống tấm lắng lamella. Bể lắng lamella được chia làm 3 vùng:

Vùng phân phối nước

Vùng lắng

Vùng tập trung và chứa cặn

  1. Bể trung gian-bể nano dạng khô

Bể trung gian là nơi chuyển nước từ bể lamella tới bể nano dạng khô. Nước được bơm từ bể lắng qua bể nano dạng khô. Các chất rắn lơ lửng, vi khuẩn, màu….. còn sót lại trong nước thải được loại bỏ tại bể nano dạng khô

LIÊN HỆ
Công ty môi trường Ngọc Lân Sdt: 0905555146
Web: xulymoitruong.com

Bình luận Facebook

Bình luận Gooogle+